Giải pháp xua mây
Để thực hiện tốt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” trong Chương trình Mục tiêu quốc gia theo quyết định số 1719/QĐ-TTg năm 2023, các huyện cũng đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tư vấn tại các xóm, xã, các trường PTDT nội trú trên địa bàn tỉnh; cung cấp sổ tay tuyên truyền cho thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, xã, tổ tư vấn tại các xóm.
Hiện nay, toàn tỉnh đã hoàn thành 6 cụm panô và đang triển khai xây dựng 18 panô tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại các huyện. Cấp phát 20.080 tờ rơi tuyên truyền, trong đó có 10% tờ rơi được viết bằng tiếng Mông, Dao. Công tác tập huấn, bồi dưỡng, công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên thực hiện ở các cấp.
Các chương trình tuyên truyền được thực hiện sâu rộng về tới từng ngôi trường, thông qua các hội thi nhằm giúp các em dễ dàng nắm bắt và hứng thú với chủ đề. Cũng ngay trong tháng 11 này, tại xã Lương Thông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) đã tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.
Chủ tịch UBND xã Thống Nhất Chu Văn Đình cho biết, để chấm dứt tình trạng tảo hôn, UBND xã đã phối hợp với các đoàn thể thành lập ba Câu lạc bộ phổ biến, giáo dục pháp luật tại xóm Nà Kéo, liên xóm Pác Lung - Kênh Nghiều - Nà Hoạch; liên xóm Đoàn Kết - Bản Lạn - Nà Lụng.
Các câu lạc bộ duy trì sinh hoạt định kỳ 1 tháng/lần với 164 lượt hội viên tham gia. Việc ngăn chặn, xử phạt các trường hợp tảo hôn được thực hiện kịp thời, nghiêm túc, góp phần làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn tại xã so với những năm trước đây.
Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến hôn nhân gia đình, tảo hôn và kết hôn ở trẻ em, làm rõ hậu quả, tác hại và hệ lụy do vấn nạn này gây ra.
Cùng với đó, tỉnh Cao Bằng sẽ thực hiện có hiệu quả các dự án trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025, góp phần nâng cao đời sống, kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và thực thi nghiêm minh theo pháp luật trong công tác phòng, chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Ủy ban Dân tộc lắng nghe chia sẻ của các thầy cô vùng dân tộc thiểu số, miền núiCác thầy, cô giáo đã đề xuất với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc về giải quyết một số vấn đề khó khăn của ngành Giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi." alt=""/>Nỗ lực ngăn tảo hôn ở Cao Bằng: Xua mây mù nơi vùng cao biên giớiHiệp hội cũng đóng vai trò đẩy mạnh quan hệ hợp tác, quy tụ sức mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là tại phân khúc thị trường bưu chính chất lượng cao. Qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành bưu chính phát huy nội lực, thu hút đầu tư, thúc đẩy nâng cao năng lực bưu chính quốc gia vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững song hành cùng nền kinh tế số.
Hiệp hội Bưu chính Việt Nam cũng sẽ đóng vai trò tư vấn, phản biện, giám sát đối với chính sách của cơ quan quản lý nhà nước. Hiệp hội sẽ đại diện cho các doanh nghiệp, trực tiếp phản ánh những khó khăn, vướng mắc, đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp về điều kiện tham gia thị trường, giá cước, chất lượng,….
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, sau khi công bố quyết định thành lập, Hiệp hội Bưu chính Việt Nam đã bầu ra Ban chấp hành, đồng thời ra mắt các chức danh nhân sự chủ chốt nhiệm kỳ 2023-2028.
Theo đó, ông Nguyễn Trường Giang - phụ trách Hội đồng thành viên Vietnam Post sẽ là Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Bưu chính Việt Nam. Các Phó Chủ tịch Hiệp hội bao gồm ông Nguyễn Hồng Tân và ông Nguyễn Đắc Luân (Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký).
Hiệp hội Bưu chính phải mở rộng sang logistics, thương mại điện tử
Thay mặt Bộ TT&TT, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chúc mừng thành công của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2023-2028 của Hiệp hội Bưu chính Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, nhu cầu chuyển phát hàng hóa là nhu cầu tự nhiên, cơ bản và thiết yếu của con người. Nền kinh tế của chúng ta đã và đang chuyển dịch từ kinh tế truyền thống sang kinh tế số. Trong đó, bưu chính đã và đang từng bước trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là thương mại điện tử.
Lĩnh vực bưu chính Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng trong 5 năm trở lại đây và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Hiệp hội Bưu chính Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia phản biện, góp ý, xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển lĩnh vực bưu chính.
Bên cạnh đó, hiệp hội cũng giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp bưu chính, là cánh tay nối dài của các đơn vị thuộc Bộ TT&TT trong việc phát triển lĩnh vực bưu chính tại Việt Nam.
Để tạo ra thị trường bưu chính lành mạnh, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị hiệp hội đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá để thu hút đông đảo doanh nghiệp tham gia. Trong đó, bao gồm cả các doanh nghiệp có thị phần lớn, doanh nghiệp mạnh trong từng loại hình dịch vụ bưu chính, các doanh nghiệp mạnh về công nghệ để Hiệp hội thực sự là đại diện cho gần 700 doanh nghiệp bưu chính đang hoạt động hiện nay.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng, không gian hoạt động của Hiệp hội Bưu chính Việt Nam không chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp bưu chính mà còn cả các doanh nghiệp logistics, thương mại điện tử, vì đây đều là các doanh nghiệp trong cùng một cộng đồng, hệ sinh thái liên quan chặt chẽ với nhau.
Chỉ đạo định hướng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị hiệp hội chủ động giám sát hoạt động của thị trường bưu chính để đưa ra những ý kiến đóng góp, đề xuất giải pháp cụ thể với Bộ TT&TT nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, đặc biệt là vấn đề đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
“Bộ TT&TT sẽ tập trung nghiên cứu, tổng kết và đề xuất kế hoạch sửa đổi Luật Bưu chính cho phù hợp với bối cảnh mới. Bộ rất mong hiệp hội sẽ tham gia chủ động và là một nhân tố tích cực để hoàn thiện thể chế về bưu chính tại Việt Nam”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nói.
Theo ông Nguyễn Trường Giang, tân Chủ tịch Hiệp hội Bưu chính Việt Nam, các thành viên sẽ bắt tay xây dựng hiệp hội một cách đầy đủ và bài bản, đồng thời thu hút đông đảo các doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát, logistics và giao hàng tại Việt Nam tham gia.
“Hiệp hội sẽ nói lên tiếng nói chung của ngành bưu chính Việt Nam, từ đó xây dựng nền bưu chính lành mạnh và cùng phát triển, thực sự trở thành hạ tầng quan trọng, thiết yếu cho kinh tế số, góp phần xây dựng xã hội số, quốc gia số”, ông Giang khẳng định.
Sắp đánh giá chất lượng dịch vụ của 12 doanh nghiệp bưu chính lớnMột nhiệm vụ trọng tâm trong quý IV/2023 của Bộ TT&TT ở lĩnh vực bưu chính là đánh giá, công bố chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp. Theo kế hoạch, sẽ có 12 doanh nghiệp bưu chính lớn tham gia đánh giá chất lượng dịch vụ." alt=""/>Ông Nguyễn Trường Giang trúng cử Chủ tịch Hiệp hội Bưu chính Việt NamTại buổi công bố quyết định thanh tra, ông Phạm Công Dịch yêu cầu, trong quá trình tiến hành thanh tra, các cá nhân, tập thể có liên quan khẩn trương, nghiêm túc cung cấp hồ sơ, tài liệu; Sở GD-ĐT cử đầu mối làm việc với đoàn thanh tra.
Do đặc thù yêu cầu của cuộc thanh tra và tình hình thực tiễn, trưởng đoàn thanh tra yêu cầu các thành viên đẩy nhanh tiến độ làm việc; làm việc cả thứ Bảy, Chủ nhật để đảm bảo tiến độ cuộc thanh tra.
Như VietNamNet đã đưa tin, khi kết quả của kỳ thi vào lớp 10 của tỉnh Thái Bình được công bố, nhiều phụ huynh, giáo viên, thí sinh bất ngờ bởi điểm số không phản ánh đúng kết quả làm bài.
Đến khi kết quả chấm phúc khảo bài thi được công bố, dư luận tại địa phương lại tiếp tục xôn xao trước việc điểm các môn chênh lệch rất cao so với điểm được chấm lần 1.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã yêu cầu Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra đột xuất việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với Sở GD-ĐT, Giám đốc Sở GD-ĐT và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức kỳ thi lớp 10 vừa qua.
UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Viết Hiển, từ ngày 31/7 để phục vụ thanh tra việc tổ chức kỳ thi vào lớp 10. Thời hạn tạm đình chỉ công tác là 15 ngày.
Theo quyết định, trong thời gian thanh tra, ông Nguyễn Viết Hiển có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của trưởng đoàn thanh tra và cấp có thẩm quyền.